Học qua hành động có thể hiểu là một quá trình học tập liên tục nhằm giải quyết các vấn đề thực tế và tìm ra giải pháp thích hợp cho các tình huống khác nhau.
Học tập qua hành động là gì?
Học tập qua hành động (Action Learning) là một quá trình đưa ra các giải pháp sáng tạo để xử lý hoặc giải quyết các vấn đề mà tổ chức, cá nhân hoặc một nhóm người đang gặp phải.
“Nói với tôi và tôi quên. Dạy tôi và tôi nhớ. Thu hút tôi và tôi học.”
(Benjamin Franklin – Nhà chính trị và Nhà phát minh Hoa Kỳ)
Học qua hành động có thể hiểu là một quá trình học tập liên tục nhằm giải quyết các vấn đề thực tế và tìm ra giải pháp thích hợp cho các tình huống khác nhau.
Đây là một cách tiếp cận mới, phổ biến trong quá trình giải quyết vấn đề và đã được chứng minh là có hiệu quả trong việc phát triển các kỹ năng lãnh đạo cá nhân, giải quyết vấn đề nhóm.
Người trưởng thành học tập tốt nhất khi họ thảo luận với người khác, phản hồi ý tưởng cùng nhau và lên kế hoạch hành động. Mô hình học tập này dựa trên cơ sở khoa học bằng cách đưa mọi người trải nghiệm một vấn đề cùng nhau, nhằm tìm ra giải pháp khả thi, thử nghiệm và phát triển chúng hơn nữa.
Lợi ích mang lại cho doanh nghiệp?
Học qua hành động được áp dụng trong những tổ chức quan tâm đến việc phát triển nhân viên và sự phát triển của tổ chức. Kiến thức thu được thông qua quá trình giải quyết vấn đề cấp bách, phức tạp có thể được áp dụng cho nhiều tình huống khác nhau.
Hiện nay, nhiều doanh nghiệp có nhu cầu cao trong việc triển khai các chương trình đào tạo phát triển tổ chức, hay tập trung vào việc phát triển các bộ kỹ năng của nhân viên. Giúp đội ngũ nhân sự nâng cao kỹ năng và hiệu quả làm việc, mang đến tính hợp tác tốt hơn và dám đương đầu với thử thách của các đội nhóm, tổ chức.
Với cách tiếp cận mới mẻ và áp dụng phương pháp học tập hiện đại, PHOENIX đã tận dụng triệt để mô hình “Học tập qua hành động” kết hợp với mô hình “Học tập qua trải nghiệm” để ứng dụng trong việc tư vấn và thiết kế các chương trình đào tạo cho các doanh nghiệp.
Các chương trình đều thiết kế theo phương pháp lấy người học làm trung tâm, vừa kết hợp giữa lý thuyết với vấn đề thực tế doanh nghiệp đang gặp phải. Sau đó cùng nhau thảo luận và đưa ra giải pháp theo nhiều cách và góc nhìn khác nhau.
Các thành phần của chu trình học qua hành động?
Quá trình này có thể được thực hiện bởi một cá nhân hoặc một nhóm học tập. Cách tiếp cận này giúp các cá nhân tự kiểm soát trải nghiệm học tập của chính họ, mang đến mức độ thông thạo sau đào tạo cao hơn và chủ động hơn trong cách giải quyết các vấn đề một cách hiệu quả hơn.
Hãy xem xét từng thành phần chi tiết hơn dưới đây:
1. Vấn đề
Thành phần đầu tiên và quan trọng nhất của mô hình học qua hành động là “một vấn đề”. Vấn đề có thể là một dự án làm việc, một thách thức mà tổ chức phải đối mặt, một vấn đề của nhân viên, một cơ hội hoặc một nhiệm vụ cần thực hiện.
Quá trình học qua hành động bắt đầu khi một vấn đề phát sinh. Tuy nhiên, học qua hành động chỉ được chọn khi các vấn đề có tầm quan trọng cao và đang ảnh hưởng đến hiệu suất chung của tổ chức. Ví dụ thực tế PHOENIX triển khai tại doanh nghiệp:
Để giải quyết toán về tư duy dịch vụ nội bộ nêu trên, tất cả các thành viên, nhóm tham gia quá trình học qua hành động đều phải coi vấn đề cần giải quyết là cơ hội học hỏi. Kết quả của quá trình này là những kiến thức hoặc giải pháp có thể được sử dụng để giải quyết vấn đề hiện tại hoặc các vấn đề tương tự trong tương lai.
Hãy cùng PHOENIX tìm hiểu cách giải quyết vấn đề dưới đây cùng các “nhóm học tập hành động’ nhé.
2. Nhóm học tập hành động
Thành phần chính thứ hai của quá trình học qua hành động là nhóm người hoặc nhóm học tập hành động. Trong giai đoạn này, PHOENIX sẽ tạo ra các nhóm học qua hành động bao gồm 4 – 8 người. Các thành viên trong nhóm tham gia vào quá trình học theo cách tự nguyện hoặc được lựa chọn dựa trên kinh nghiệm hoặc kỹ năng giải quyết vấn đề của họ.
Các thành viên này được chọn từ các cấp tổ chức khác nhau để có những quan điểm và góc nhìn khác nhau. Vai trò của các thành viên nhóm này tham gia vào quá trình thảo luận và phân tích vấn đề. Sau khi phân tích, họ sẽ là người trình bày các giải pháp để đưa ra hướng giải quyết nhằm đạt được mục tiêu của nhóm hay của khóa học:
-
Cung cấp mindset và cơ hội suy nghĩ về dịch vụ của bản thân đang cung cấp
-
Tăng sự hài lòng về trải nghiệm dịch vụ nội bộ của công ty
-
Chia sẻ các công cụ để giúp các thành viên thực hiện tư duy dịch vụ nội bộ
-
Tăng khả năng kết nối/làm việc nhóm giữa các vị trí chuyên môn hay cách bộ phận
3. Quá trình học tập hành động
Thành phần thứ ba của quá trình học qua hành động là các bước thực hiện trong mô hình “học qua hành động”:
-
Xác nhận chủ đề cần giải quyết
-
Chọn thành viên tham gia
-
Bổ nhiệm một người lãnh đạo/ người điều phối nhóm
-
Lựa chọn địa điểm học tập
-
Khởi động phiên học tập qua hành động
Trong quá trình này, PHOENIX khuyến khích các thành viên tham gia đặt câu hỏi để khai thác thông tin và hiểu biết của các thành viên về vấn đề hoặc khó khăn đang gặp phải khi cung cấp dịch vụ cho đồng nghiệp, khách hàng.
Việc khai thác thông tin bằng cách đặt câu hỏi, giúp nhóm học tập có thêm thông tin và hiểu rõ hơn về bản chất của vấn đề, từ đó tìm ra giải pháp phù hợp.
4. Các hành động được thực hiện
Quá trình học qua hành động sẽ không hoàn thiện nếu các thành viên không áp dụng vào thực tế để giải quyết vấn đề đang gặp phải. Mục đích của quá trình học tập hành động là có được một kết quả nhất định để đánh giá xem các hành động đưa ra có phù hợp với vấn đề cần giải quyết hay không.
Các bước thực hiện 01 phiên học tập qua hành động như sau:
Trong quá trình triển khai khóa “Kỹ năng Tư duy dịch vụ nội bộ”, ngoài việc PHOENIX cung cấp về lý thuyết còn áp dụng thêm mô hình “Học tập qua trải nghiệm” (thực hành ứng dụng các công cụ, kỹ năng vào các tình huống thực tế trên lớp học) kết hợp với việc các nhóm, cá nhân hành động thử nghiệm vào thực tế theo kế hoạch đã được đề ra.
Nhóm và cá nhân được tự do quyết định các hành động mà họ muốn thực hiện và chủ động thực hiện ngoài thực tế. Bằng cách, các thành viên sẽ tự chiêm nghiệm (những điểm làm tốt/cần cải thiện) trước đó và tự điều chỉnh lại “hành vi cung cấp dịch vụ cho khách hàng nội bộ” theo cách của riêng mình.
Hành động thực tế trong mô hình này là rất quan trọng. Việc học hành động có thể được thực hiện bằng cách phản ánh vấn đề, chuẩn bị các chiến lược để giải quyết vấn đề, và cuối cùng là thực hiện các hành động để giải quyết vấn đề đó.
5. Người lãnh đạo/điều phối nhóm
Người điều phối nhóm là người được chỉ định để kiểm soát và huấn luyện các thành viên hành động. Người này đóng một vai trò quan trọng trong việc dẫn dắt nhóm đi đúng hướng:
-
Trưởng nhóm giúp các thành viên tìm hiểu và suy nghĩ về các giải pháp cho vấn đề đó bằng cách đặt câu hỏi.
-
Người điều phối chịu trách nhiệm khai thác thông tin, sự hiểu biết của các thành viên về vấn đề cần xử lý.
-
Trưởng nhóm còn là người đưa ra quyết định và lên kế hoạch cho hành động của nhóm.
-
Họ là cầu nối giao tiếp giữa lãnh đạo với các thành viên trong nhóm và nhận phản hồi từ cấp trên để truyền đạt xuống cấp dưới.
Mô hình học tập thông qua hành động bạn có thể sử dụng nó để tập hợp các cá nhân hoặc các nhóm nhỏ nhằm phát huy trí tuệ tập thể để giải quyết một vấn đề. Họ sẽ cùng hành động, họp mặt để phản ánh kết quả của mình và tinh chỉnh cách tiếp cận cho đến khi vấn đề được giải quyết triệt để.
Mô hình học tập thông qua hoạt động giúp tăng cường mối quan hệ làm việc và cải thiện làm việc theo nhóm. Họ làm việc dựa trên nhiều nền tảng và kinh nghiệm khác nhau để giải quyết vấn đề.
Mời bạn tham khảo và đọc nhiều hơn các thông tin dịch vụ tư vấn phát triển nguồn lực thông qua xây dựng tổ chức học tập của PHOENIX nhé!