Quản lý xung đột
Ngày đăng: Thứ Ba, 26/12/2023, 16:54 (GMT+7)
Trong tất cả các môi trường làm việc thì không thể nào tránh khỏi việc xảy ra những cuộc xung đột. Tùy vào những tình huống khác nhau thì xung đột phát triển theo hướng tiêu cực hoặc tích cực. Nên mỗi cá nhân cần rèn luyện khả quản lý xung đột, dùng tư duy nhạy bén linh hoạt để ứng phó với những tình huống bất ngờ xảy ra.
1. Kỹ năng quản lý xung đột là gì?
Kỹ năng quản lý xung đột là khả năng phát hiện, giải quyết, ngăn chặn hoặc tận dụng xung đột. Quản lý xung đột một cách khéo léo và mang tính xây dựng là điều cần thiết và quan trọng để có thể kích thích được sự thay đổi tích cực của nhân viên và phát triển môi trường làm việc trong một tổ chức.
2. Tầm quan trọng của kỹ năng quản lý xung đột là gì?
Thúc đẩy những xung đột có lợi: những xung đột trong một đội ngũ, tổ chức xuất phát từ những bất đồng về năng lực. Khi kích thích được những xung đột có lợi sẽ thúc đẩy khả năng sáng tạo, phát triển của mỗi cá nhân. Bởi nếu có quá ít xung đột và mâu thuẫn xảy ra cũng là bất lợi, vì người ta sẽ trở nên tự mãn. Với cương vị của một người quản lý thì cần biết phân biệt các xung đột và mâu thuẫn giữa các cá nhân, giữa các nhóm, giữa các tổ chức và ở chính cá nhân để kiểm soát được những tác động từ xung đột.
Ngăn chặn, giải quyết xung đột có hại: một số nhà chuyên gia cho rằng những mâu thuẫn, xung đột xuất phát từ vấn đề tình cảm, bất đồng quan điểm, tính cách là những xung đột có hại. Khi xung đột xảy ra, những quan điểm không đồng nhất, không hợp nhau lại mang tính tàn phá sẽ là nguyên nhân dẫn tới nhiều khả năng thất bại trong quá trình giải quyết xung đột. Vậy nên nếu có thể nắm bắt tốt được những khả năng tiềm ẩn gây ra xung đột có hại và có kỹ năng giải quyết xung đột một cách linh hoạt. Thì có thể ngăn chặn, giải quyết một cách nhanh nhất và ổn thỏa để hạn chế mức tối đa những ảnh hưởng tiêu cực từ xung đột có hại.
3. Cách rèn luyện kỹ năng quản lý xung đột
Xác định nguồn gốc xung đột, tìm ra nút thắt: để giải quyết được bất kỳ vấn đề gì thì bạn cần biết được nguyên nhân chính tạo nên nó. Đây là một điều quan trọng và mang tính quyết định. Nếu không xác định được vấn đề xuất phát từ đâu thì sẽ không thể giải quyết được. Khi xác định được mấu chốt của vấn đề mình chỉ cần gỡ được nút thắt đó thì coi như là giải quyết được xung đột.
Học cách lắng nghe: cần giữ thái độ tích cực, nghe là ghi nhận thông tin từ các bên liên quan để phân biệt được những cuộc xung đột. Hãy nghe quan điểm, ý kiến của từng bên, xem xét kỹ lợi ích của họ trong vụ xung đột, thăm dò đánh giá của học về đối phương. Từ đó, tổng hợp tất cả ý kiến để có thể cân nhắc và đưa ra những hướng giải quyết một cách công bằng, hợp tình hợp lý nhất có thể.
Luôn giữ bình tĩnh: để có thể tìm ra được cách giải quyết xung đột một cách tối ưu nhất thì việc giữ bình tĩnh là điều quan trọng. Bạn cần rèn luyện được một tinh thần ổn định, bình tĩnh trong mọi trường hợp dù cho xung đột đang trở nên rất căng thẳng.
Tạo ra thời gian “đình chiến”: thông thường người trong cuộc xung đột thường rất căng thẳng và khó có thể giải quyết ngay trong tình huống đó. Nên chúng ta cần tạo ra thời gian nghỉ để tìm ra bản chất của vấn đề. Hơn nữa không nên để xung đột căng thẳng trong một thời gian dài, như vậy sẽ càng khó để giải quyết.
Công bằng trong giải quyết xung đột: các bên đều chỉ quan tâm đến lợi ích của cá nhân và luôn biện minh cho mình đúng. Lúc này người giải quyết cần phải rõ ràng, phân xử công minh, không thiên vị, bênh vực một bên nào. Với vai trò là trọng tài phân xử thì không nên để quan điểm chủ quan cá nhân ảnh hưởng tới quyết định. Như vậy mới có thể giải quyết thành công xung đột và sự đồng tình của những người liên quan như vậy mới có được sự tín nhiệm từ đông đảo mọi người.